Đường cỏ ngọt stevia có tốt không?
Cảnh báo Stevia chưa được cấp phép nhưng vẫn được bán tràn lan
Thảo dược “cỏ ngọt” stevia
Những nguyên nhân khó tin làm tăng nguy cơ đái tháo đường
Các tip ăn uống giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch khi về già
Chiết xuất cỏ ngọt stevia phổ biến là một chất làm ngọt thay thế không chứa calorie cho đường. Stevia được cho là có ảnh hưởng tích cực đến lượng đường trong máu mặc dù không ai hiểu tại sao. Hai nhà nghiên cứu là TS. Koenraad Philippaert và GS. Rudi Vennekens tới từ KU Leuven đã tiết lộ cơ chế cơ bản của stevia.
TS. Philippaert giải thích: “Các thí nghiệm của chúng tôi đã chỉ ra rằng các thành phần hoạt động của chiết xuất stevia là stevioside và steviol kích thích kênh ion TRPM5. Protein được biết như là các kênh ion - một con đường cực nhỏ cho phép các hạt tích điện cực nhỏ đi vào trong tế bào”.
Trước hết, TRPM5 cần thiết cho nhận thức vị ngọt, đắng và umami (ngọt thịt) trên lưỡi. Cảm giác vị giác sẽ mạnh mẽ hơn khi được steviol của stevia kích thích. Điều này cũng giải thích vì sao stevia có vị rất ngọt cùng dư vị hơi đắng.
TRPM5 cũng đảm bảo rằng tuyến tụy tiết ra đủ insulin, ví dụ sau bữa ăn. Do đó, nó giúp ngăn ngừa đường huyết cao bất thường và sự phát triển của bệnh đái tháo đường type 2 - những tình trạng xảy ra khi tuyến tụy không tiết đủ lượng insulin.
GS. Vennekens giải thích: “Nếu chuột ăn một chế độ ăn nhiều chất béo trong một thời gian dài, chúng sẽ phát triển thành đái tháo đường. Stevia chỉ có tác dụng bảo vệ đối với chuột có TRPM5”.
Nghiên cứu mở ra quan điểm cho sự phát triển các phương pháp điều trị mới để kiểm soát hoặc ngăn ngừa đái tháo đường.
Ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ?
Theo Hiệp hội tim Hoa kỳ (AHA), lượng đường tối đa bạn nên ăn trong ngày là: 150 calorie (37,5gr hoặc 9 thìa cà phê đường) đối với đàn ông; 100 calorie (25gr hoặc 6 thìa cà phê) đối với phụ nữ; Trẻ em chỉ nên ăn dưới 15gr đường mỗi ngày.
Bình luận của bạn